Cần có bộ tiêu chuẩn kiểm định riêng cho đào tạo y khoa
Ngày 13.1, tại xã Vị Trung (H.Vị Thủy), Tập đoàn FPT tổ chức khánh thành công trình Trường TH-THCS-THPT FPT Hậu Giang. Đến tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang; ông Trần Văn Huyến, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang. Công trình Trường TH-THCS-THPT FPT Hậu Giang xây dựng trên tổng diện tích hơn 5 ha, gồm: 2 tòa nhà giảng đường, 2 tòa nhà dịch vụ, nhà luyện tập và thi đấu thể thao, khu vực thể thao, sân bóng, cảnh quan ngoài trời và các công trình phụ trợ. Hệ thống phòng học hiện đại đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Trường đào tạo cả 3 bậc học, quy mô tiếp nhận khoảng 5.100 học sinh/năm và tạo việc làm cho khoảng 300 giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên. Trường vận hành theo mô hình bán trú, có xe đưa đón học sinh mỗi ngày nhằm đảm bảo công tác di chuyển an toàn và thuận tiện cho học sinh. Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết giáo dục và đào tạo đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển bền vững của Hậu Giang. Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, chất lượng giáo dục và đào tạo đạt mức khá trong khu vực và toàn quốc. Đến năm 2030, đạt 100% các chỉ tiêu giáo dục và đào tạo của cả nước.Trên tinh thần đó, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho rằng Trường TH-THCS-THPT FPT Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động hứa hẹn mang đến "làn gió mới" cho ngành giáo dục tỉnh nhà, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Công trình này sẽ góp thêm một môi trường học tập chất lượng cao, hiện đại cho học sinh tỉnh Hậu Giang và các tỉnh lân cận, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Công trình kéo dài, đi lại khó khăn
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...
Ô tô mới đời cũ tồn kho 'đại hạ giá', có nên mua?
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...
Đội CSGT số 4 (thuộc Phòng CSGT Công an Hà Nội) tối 30.1 cho biết, đơn vị này đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với anh T.Q.T (37 tuổi, trú Q.Đống Đa, Hà Nội) về hành vi dán, che lấp chữ, số trên biển kiểm soát xe ô tô.Theo cảnh sát, sáng 30.1, mạng xã hội xuất hiện bài viết kèm hình ảnh chiếc ô tô nhãn hiệu Hyundai Accent mang biển số 30E - 2X2.73 có biểu hiện biển số bị dán băng dính.Bài đăng khiến nhiều người bức xúc và lên án gay gắt hành vi của tài xế.Nắm được thông tin, đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội đã chỉ đạo đơn vị quản lý địa bàn vào cuộc xác minh, làm rõ.Trong ngày 30.1, Đội CSGT số 4 đã xác định người điều khiển phương tiện là anh T. và yêu cầu đến làm việc.Cuối giờ chiều 30.1, anh T. đã đến trụ sở Đội CSGT số 4, tại đây anh T. thừa nhận đã dùng băng dính vàng dán che số 8 trên biển kiểm soát và dùng băng dính đen sửa chữ F thành chữ E để tránh bị xử phạt nguội khi tham gia giao thông. Chiếc xe anh cầm lái thực chất mang biển số 30F - 282.73.Đội CSGT số 4 đã lập biên bản đối với anh T. về lỗi dán, che lấp chữ, số trên biển kiểm soát và tạm giữ giấy phép lái xe để xử lý.Theo Đội CSGT số 4, với hành vi trên, anh T. sẽ bị phạt từ 20 - 26 triệu đồng (thông thường sẽ phạt 23 triệu đồng) và trừ 6 điểm trên giấy phép lái xe, quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP.Đội CSGT số 4 cho hay, hành vi che lấp biển số xe không chỉ vi phạm quy định giao thông mà còn gây ảnh hưởng đến công tác giám sát, xử lý vi phạm bằng hình thức phạt nguội và khó có thể né được phạt nguội như mong muốn."CSGT Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt trong cao điểm tết Nguyên đán Ất Tỵ", đại diện Đội CSGT số 4 khẳng định.
Loạt thiết bị Vietmap có nguy cơ thành 'đồ bỏ' vì nâng cấp bản đồ
Chiều 27.2, tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội TP.HCM, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ thông tin trên về tình hình dịch bệnh tại thành phố.Theo đó, Phó giám đốc HCDC nêu khái quát tình hình cúm mùa, sốt xuất huyết và sởi trong thời gian gần đây và các biện pháp phòng ngừa, liên quan việc tiêm ngừa vắc xin.Đáng lưu ý, bà Lê Hồng Nga cho biết ngành y tế luôn duy trì một hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm về hô hấp cấp, trong đó có bệnh cúm. "Theo ghi nhận của hệ thống giám sát Viện Pasteur TP.HCM và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hằng năm, tháng nào cũng có ca cúm cả. Nhưng số ca cúm tăng vào tháng 10 - 12.2024, còn từ tháng 1.2025, trở đi, số ca mắc có xu hướng giảm", bà Nga nêu rõ. Phó giám đốc Trung tâm dẫn chứng từ báo cáo hàng tháng: "Trong 7 tuần đầu năm, cả thành phố ghi nhận số ca cúm là 595 ca, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, 39 trường hợp điều trị nội trú, không có ca cúm nặng".Trước tình hình bệnh cúm đang xảy ra tại một số quốc gia, Phó giám đốc HCDC cho biết việc giám sát vẫn được duy trì đều đặn. Đồng thời, Sở Y tế đã có những văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền cúm mùa. "Đặc biệt, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh cúm cho bản thân và gia đình như: che miệng và mũi khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà bông. Đối với những người có triệu chứng viêm hô hấp cấp, cần mang khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ", bà Nga cho hay.Theo bà Lê Hồng Nga, việc tiêm chủng vắc xin cúm được khuyến cáo cho những người thuộc nhóm nguy cơ, gồm: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, suy giảm miễn dịch...Về vắc xin cúm, bà cho biết vắc xin này không thuộc danh mục những bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm chủng, gồm các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B...Do đó, việc tiêm ngừa là tự nguyện và người dân tự trả phí. Còn nguồn vắc xin của từng cơ sở do chính cơ sở đó chủ động. "Về vắc xin cúm, bệnh cúm không phải là bệnh trong tiêm chủng bắt buộc. Do đó, việc dự trù nguồn vắc xin là chủ động của mỗi cơ sở tiêm chủng. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM không có chức năng điều phối", Phó giám đốc HCDC cho biết.